Top 10 trang đánh bài ăn tiền thật đổi thưởng uy tín - casino uy tin

TIN TỨC - MEDIA VN

Phú Nông phấn đấu trở thành nhà phân phối, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong ngành Nông Dược; Giống cây trồng và dịch vụ kỹ thuật cây trồng; Dịch vụ Khử trùng và Kiểm soát sinh vật gây hại uy tín hàng đầu Việt Nam.

Dịch hại muỗi hành tấn công lúa

Muỗi hành tấn công lúa thu đông, gây thiệt hại nặng, bà con lưu ý dịch hại.

Bài, ảnh: HẠNH CHÂU | 15:43 11/11/2019

Thời gian gần đây, tại một số địa phương đang xảy ra tình trạng muỗi hành tấn công lúa vụ thu đông gây thiệt hại nặng. Bà con nông dân hết sức lo lắng, không biết xử lý thế nào, vì khả năng diện tích lúa mất trắng, khó tái đầu tư vụ mới.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới Lưu Minh Tuấn cho biết: “Tại huyện Chợ Mới có gần 307 ha diện tích lúa bị nhiễm muỗi hành ở 7 xã: Long Giang, Kiến Thành, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông, Long Kiến, Long Điền B, Kiến An. Diện tích nhiễm chủ yếu trên lúa đẻ nhánh đến làm đòng. Trong đó diện tích nhiễm 5-10% 139ha, 11-30% 123 ha 30-70% 44,5 ha, cục bộ có diện tích nhiễm trên 70%”.

Có mặt tại xã Mỹ Hội Đông, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới) Trần Phước Linh cho biết: “Gần 250ha lúa của thành viên hợp tác xã hầu hết bị nhiễm, thiệt hại 30-90%. Mấy ngày nay nông dân đứng ngồi không yên. Hợp tác xã cũng rất lo lắng vì khả năng vụ này lỗ nặng, bởi đến nay đã đầu tư bơm tưới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vốn tín dụng… cho nông dân hơn 350 triệu đồng”.

Lúa bị muỗi hành tấn công ở xã Mỹ Hội Đông.

Khổ nhất là những hộ dân thuê đất trồng lúa 2,5 triệu đồng/công/năm. Dẫn tôi ra đồng, tới miếng ruộng vàng lá bị nhiễm muỗi hành nông dân Lê Thành Thanh (ấp Mỹ Tân, xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới) chỉ tay nói: ” Vụ này tôi thuê 22 công đất trồng lúa, giờ trà lúa 50 ngày bị nhiễm muỗi hành gần hết rồi, đọt lúa giống như cọng hành. Diện tích nhiễm và lây lan nhanh, rộng khắp; ý là trước đó lúa 10 ngày tôi đã xịt ngừa muỗi hành. Giờ cây lúa không còn bông để trổ, 1 bụi lúa chỉ còn 1 bông, trong khi chi phí đã dồn vô 1 công 1,8 triệu đồng, tới thu hoạch lúa mới trả. Giờ không biết tính sao, chắc bỏ luôn vì càng sạ phân vô càng lỗ”.

Nông dân Nguyễn Thành Lập bất lực: “Khoảng 10 ngày nữa trổ bông nhưng lúa bị nhiễm muỗi hành nặng, cây lúa rất khó phục hồi. Ấu trùng muỗi hành âm thầm phát triển từ bên trong thân cây, làm cho cây lúa được khoảng 40-45 ngày tuổi thì không thể trổ bông, thân cây lúa nhìn giống cọng hành lá nên rất khó nhận biết kịp thời. Bông mẹ thay vì ra bông lúa lại không ra bông mà mọc thẳng như cọng hành. Giờ không biết cách nào để cứu cây lúa. 13,5 công lúa được 50 ngày, bị muỗi hành cục bộ thiệt hại hơn 90%. Đất tôi cũng thuê trồng lúa, mất chục năm nay, lần đầu tiên đối mặt tình trạng này, không biết tính sao, rất lo sợ và hoang mang, nhờ ngành chuyên môn hỗ trợ”.

Cạnh đó, nhiều hộ dân rải phân dưỡng lại số bông lúa ít ỏi trên đồng, mong gỡ lại tiền phân, thuốc…

Theo Trưởng trạm bảo vệ thực vật huyện Chợ Mới Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, nguyên nhân do thời tiết tâm u, nhiều mây, trời mát, mưa kéo dài tạo độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi muỗi hành bộc phát. Mặt khác đầu vụ đến nay lúa phát triển tốt, ít sâu bệnh, nông dân chủ quan, không quản lý muỗi hành. Diện tích xuống giống trễ, lúa còn nhỏ trùng với thời tiết thuận lợi cho muỗi hành gây hại.

Theo Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh, tính đến ngày 30-10-2019, lúa thu đông 2019 đã thu hoạch 18.260 ha/157.478 ha (đạt 11,6% diện tích xuống giống). Các trà lúa còn lại đang tập trung vào các giai đoạn đòng-trổ-chín; trong đó khoảng 13.000 ha do xuống giống trễ lịch thời vụ.

Chi Cục trưởng Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Văn Hiền cho biết: “Từ đầu vụ đến nay trên lúa thu đông đã xuất hiện 14 đối tượng dịch bệnh với tổng diện tích nhiễm là 43.132 ha ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Đặc biệt có 2 đối tượng rầy nâu và muỗi hành. Từ đầu vụ đến nay, diện tích nhiễm muỗi hành là 1.340 ha (nhiễm nhẹ 725 ha, trung bình 342 ha, nặng 273 ha); tập trung ở các huyện: Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Thoại Sơn và Tri Tôn trên trà lúa 45 ngày tuổi. Cán bộ kỹ thuật đã xuống các địa phương nắm tình hình, thống kê thiệt hại. Tuy nhiên, qua kiểm tra ban đầu cho thấy hầu hết diện tích thiệt hại do bà con xuống giống trễ lịch thời vụ hoặc sạ quá dày…”.

Thay vì ra lúa, bông mẹ lại mọc thẳng như cọng hành.

Thay vì ra lúa, bông mẹ lại mọc thẳng như cọng hành.

Trước tình hình dịch hại đang diễn ra trên lúa vụ thu đông và bắt đầu đi vào thời vụ xuống giống vụ đông xuân 2019 -2010. Đồng thời, trong thời gian tới, có khả năng xuất hiện các đối tượng gây hại như: rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt… Chi Cục trưởng Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Văn Hiền cho biết: “Để bảo vệ năng suất, sản lượng lúa thu đông và dịch bệnh đầu vụ đông xuân, đề nghị các địa phương và bà con nông dân tăng cường công tác thăm đồng, phát hiện và áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh để hạn chế tối đa thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất. Đối với các diện tích đang bị muỗi hành gây hại, bà con nông dân cần tiếp tục chăm sóc bằng cách bón phân cân đối phân NPK, các loại phân có chứa Ca, Si cho cây khỏe tạo nhiều hạt chắc trên bông. Cần rút nước để hạn chế sự phát triển của muỗi hành (áp dụng tưới nước tiết kiệm: “ngập khô xen kẻ”). Không xử lý thuốc trừ sâu để bảo vệ thiên địch để không tạo cơ hội cho các loài sâu hại cũng như sâu năn có cơ hội bùng phát”.

Đối với vụ lúa đông xuân 2019-2020: hiện nay do tình hình nước lũ rút sớm hơn dự kiến, vì vậy vụ đông Xuân có khả năng xuống giống trước ngày 15-11-2019 khoảng 10.000 ha chủ yếu ở vùng sản xuất 2 vụ/năm và vùng xã lũ ở các địa phương. Diện tích này có khả năng bị lây lan dịch hại từ vụ lúa thu đông sang như muỗi hành, rầy nâu… Ngoài các đối tượng dịch hại trên, trong điều kiện kiện thời tiết lạnh, ban ngày trời âm u, đêm và sáng sớm có sương mù, hoặc trời có mưa nắng xen kẽ… và nắng nóng, khô hạn ở cuối vụ sẽ xuất hiện một số loài dịch hại có khả năng phát sinh và gây hại mạnh trong vụ đông xuân như bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá, lem lép hạt… trên các giống nhiễm sâu bệnh nhiều như: OM 4218, IR 50404, Jasmine 85, OM 2514,OM 5451, OM 6073, Nàng Hoa 9… Đặc biệt ở những ruộng còn tập quán gieo sạ dày, bón thừa đạm… Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị địa phương tăng cường các công tác chỉ đạo, biện pháp quản lý dịch hại để bảo vệ sản xuất.

Để hạn chế tối đa và ngăn ngừa dịch hại, nhằm đảm bảo sản xuất vụ đông xuân năm 2019-2020, Chi Cục trưởng Chi Cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Nguyễn Văn Hiền đề nghị chính quyền địa phương và đơn vị chỉ đạo xuống giống theo khung thời vụ quy định và lịch xuống giống né rầy phù hợp với điều kiển cụ thể của từng địa phương.

Cụ thể: vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh có kế hoạch xuống giống với diện tích 235.200 ha; thời gian xuống giống vụ được khuyến cáo bắt đầu từ ngày 15-11-2019 đến ngày 31-12-2019.

Lịch xuống giống tập trung, đồng loạt và né rầy chia làm 2 đợt: Đợt 1: xuống giống từ 15-11 đến 25-11-2019, xuống giống tập trung ở những vùng đã thu hoạch lúa thu đông sớm, vùng xả lũ và vùng sản xuất 2 vụ/năm; đợt 2: xuống giống từ 12-12 đến 22-12-2019, xuống giống tập trung ở những vùng đã thu hoạch lúa thu đông đại trà.

Cần tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện nghiêm túc lịch gieo sạ tập trung, né rầy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), giảm mật độ gieo sạ và lượng phân đạm. Tăng cường sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp việc phòng, chống các dịch hại trên lúa và trên các cây trồng khác và hoạt động của Đoàn công tác về phòng chống Rầy nâu, bệnh vàng lùn – lùn xoắn lá và các dịch hại khác trên cây trồng để đảm bảo công tác chỉ đạo sản xuất và quản lý dịch hại ở địa phương.

Trạm trồng trọt và BVTV, cán bộ phụ trách địa bàn của Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp cùng chính quyền địa phương và chỉ đạo phân công cán bộ kỹ thuật bám sát đồng ruộng, điều tra, phát hiện sớm diễn biến hình dịch hại (đặc biệt 3 các đối tượng có khả năng gây hại nặng ở đầu vụ như: Muỗi hành, rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá…), tăng cường công tác khuyến nông, đồng thời phải báo cáo kịp thời về Chi cục để xử lý; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương thông tin kịp thời tình hình diễn biến của dịch hại và các biện pháp phòng chống đến người dân.

Nguồn: Cổng thông tin tỉnh An Giang.